HỘI LUẬT QUỐC TẾ VIỆT NAM QUA HAI NĂM HOẠT ĐỘNG

17/09/2018  6732 lượt xem 

Hội Luật quốc tế Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam đã hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực Luật quốc tế, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, nhằm mục đích phát triển khoa học pháp lý quốc tế. Hội Luật quốc tế Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nuớc, theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, tự quản, tự đảm bảo kinh phí và không vì mục đích lợi nhuận. Ngày 25 tháng 8 nam 2014, Bộ truởng Bộ Ngoại giao đã ký Quyết định số 2487/QÐ-BNG công nhận Ban vận động thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam. Sau một thời gian hoàn thiện các hồ so và thủ tục pháp lý, với sự tham gia, huởng ứng tích cực của đông đảo các luật gia, luật su, và cán bộ hoạt động trong linh vực Luật quốc tế, Hội Luật quốc tế Việt Nam đã chính thức đuợc Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 1616/QÐ-BNV ngày 20 tháng 6 nam 2016.

                                       Quyết định thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam

 

Sự ra đời của Hội Luật quốc tế Việt Nam đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng đông đảo của giới nghiên cứu và thực hành luật quốc tế ở Việt Nam, mở ra một diễn đàn để chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy sự phát triển của Luật quốc tế, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nuớc. Việc thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam bắt nhịp với xu huớng phát triển của các Hội Luật quốc tế nhiều nuớc và khu vực trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế, tiếng nói khoa học - pháp lý của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học pháp lý quốc tế nói chung vì mục tiêu hòa bình, công lý, hữu nghị và phát triển. Qua hơn hai năm thành lập, Hội Luật quốc tế Việt Nam đã thực hiện rất nhiều hoạt động phong phú nhằm kết nối Hội viên, trao đổi kiến thức học thuật và trau dồi kinh nghiệm trong các linh vực khác nhau của luật quốc tế. Các hoạt động của Hội có thể chia làm ba mảng chính: Hoạt động thuờng kỳ, hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế.

 

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Đại hội thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (17/09/2016) 

 

1. Hoạt động thuờng kỳ

Ngày 17 tháng 9 năm 2016, Hội Luật quốc tế Việt Nam đã tổ chức thành công Ðại hội thành lập Hội Luật Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội với sự tham gia của đại diện các Bộ, Ban, ngành, các truờng Ðại học, học viện, nhiều luật gia và cán bộ đang làm việc trong linh vực luật pháp quốc tế, đặc biệt có sự tham gia của Phó Thủ tướng thuờng trực Chính phủ Truong Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Thứ truởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ðại hội đã thảo luận và nhất trí thông qua: Ðiều lệ Hội Luật quốc tế Việt Nam gồm 8 Chương, 25 Ðiều, có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt số 4342/QÐ-BNV ngày 20/12/2016 của Bộ truởng Bộ Nội vụ; Chương trình hoạt động của Hội nhiệm kỳ 2016-2019; Bầu cử Ban Chấp hành Hội gồm 21 thành viên và Ban Kiểm tra gồm 03 thành viên.

 

             Bộ Nội vụ trao quyết định thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam. Nguồn: VOV

 

Ngay sau ba tháng kể từ Ðại hội thành lập (17/09/2016), Hội  đã triển khai một số hoạt động buớc đầu nhằm mục đích phát triển khoa học pháp lý quốc tế, nâng cao nhận thức và hiểu biết về luật quốc tế trong xã hội, hỗ trợ việc giảng dạy và học tập luật quốc tế, tạo ra diễn đàn trao đổi về luật quốc tế, sử dụng luật quốc tế để đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ đất nuớc, hợp tác với Hội Luật quốc tế của các nuớc và khu vực nhằm thúc đẩy việc thực hiện những mục tiêu hoạt động trong linh vực luật quốc tế. Theo quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thuờng vụ Hội Luật quốc tế Việt Nam và Ðiều lệ Hội Luật quốc tế Việt Nam, Ban Chấp hành và Ban thuờng vụ phải họp thuờng xuyên nhằm thông qua nhiều van bản pháp lý quan trọng, kiện toàn bộ máy hoạt động của Hội đồng thời đua ra nhiều định huớng hoạt động cho Hội.  Ngày 29 tháng 12 năm 2016, cuộc họp Ban Chấp hành và Ban Thường vụ đã đuợc tổ chức tại Hà Nội và thông qua van bản Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; và Chương trình hoạt động năm 2017.

 

                Các Uỷ viên biểu quyết thông qua Quy chế hoạt động của BCH, BTV

 

Cuộc họp Ban Chấp hành và Ban Thuờng vụ Hội Luật Quốc tế Việt Nam lần 2 đuợc tổ chức vào ngày 09 tháng 09 năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp, Ban Chấp hành đã tổng kết những hoạt động Hội đã làm được và chua làm đuợc sau gần 1 năm chính thức thành lập. Bên cạnh đó, Ban Chấp hành đã đề xuất phân công các mảng công tác cụ thể cho các Uỷ viên Ban Chấp hành nhằm kiện toàn bộ máy hoạt động của Hội.

 

                               Cuộc họp Ban Chấp hành lần 2 tại TP. HCM

 

Bên cạnh những cuộc họp Ban Thuờng vụ đuợc tổ chức cùng thời điểm với 2 phiên họp Ban Chấp hành, Hội còn tổ chức các cuộc họp Ban Thuờng vụ giữa các Quý thuờng xuyên, nhằm kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của Hội và triển khai các hoạt động tiếp theo. Các cuộc họp Ban Thuờng vụ năm 2017, đã thống nhất mẫu logo của Hội; phân công mảng phụ trách cho các uỷ viên Ban Thuờng vụ; thông qua Quy chế quản lý, sử dụng Biểu trung của Hội Luật Quốc tế Việt Nam và quyết định nhiều nội dung hoạt động quan trọng khác của Hội.

Ngày 22 tháng 04 năm 2018 tại trụ sở Hội, Ban chấp hành Hội Luật quốc tế Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2019 đã tiến hành cuộc họp ban chấp hành lần thứ ba nhằm tổng kết công tác Hội năm 2017 và thảo luận chương trình hoạt động Hội năm 2018.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chấp hành đã thảo luận và quyết định các hoạt động trọng tâm của Hội trong năm 2018. Theo đó, năm 2018, Hội Luật quốc tế sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu pháp lý quốc tế (Center for International Legal Studies - CILS) và Đại học Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức Vòng thi quốc gia Cuộc thi Luật quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment International Arbitration Moot – FDI) nhằm lựa chọn ra các đội thi sinh viên xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự Vòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Hàn Quốc vào tháng 8/2018 sắp tới. Cuộc thi sẽ giúp cho sinh viên Luật cả nước xây dựng kỹ năng tranh tụng rèn luyện tư duy pháp lý cũng như khả năng ngoại ngữ để trở thành những luật sư, luật gia giỏi trong tương lai. Việc tổ chức cuộc thi FDI Moot 2018 là phù hợp với tôn chỉ, mục đích thúc đẩy đào tạo luật pháp quốc tế tại Việt Nam được Hội đặt ra từ khi thành lập. Một vấn đề quan trọng cũng được các Uỷ viên Ban chấp hành thảo luận tại cuộc họp là việc thành lập Niên giám của Hội Luật quốc tế Việt Nam, cơ quan báo chí thuộc Hội Luật quốc tế Việt Nam. Niên giám Luật quốc tế Việt Nam (VYIL) dự kiến sẽ là cuốn niên giám đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực luật pháp quốc tế do Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) xuất bản hàng năm. Niên giám sẽ bao gồm các bài viết học thuật về tất cả các vấn đề và khía cạnh của luật pháp quốc tế, hướng đến mục tiêu tạo ra một diễn đàn khoa học mở cho các học giả luật quốc tế trong và ngoài nước cũng như các thành viên Hội Luật quốc tế công bố các nghiên cứu mới, thảo luận các vấn đề thời sự và nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề pháp lý quốc tế. Cũng tại cuộc họp, các thành viên Ban Chấp hành đã nhất trí cao việc lựa chọn PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế Liên Hợp quốc giữ chức Tổng Biên tập của Niên giám Luật quốc tế Việt Nam. Ngoài ra, Ban chấp hành Hội cũng thảo luận, quyết định một số vấn đề khác liên quan đến cơ cấu tổ chức nhân sự Hội, tổ chức toạ đàm Khoa học chủ đề về Toà án và phương hướng xây dựng hợp tác quốc tế với các tổ chức hội khác trên thế giới.

 

                               Cuộc họp BCH VSIL lần 3 ngày 22/04/2018

 

2. Hoạt động khoa học

Cùng với các cuộc họp Ban Chấp hành và Ban kiểm tra diễn ra hàng năm, Hội đã tổ chức Toạ đàm khoa học bên lề giúp cho các Hội viên đuợc giao lưu, trao đổi kiến thức học thuật. Tại cuộc họp Ban chấp hành ngày 29 tháng 12 năm 2016, Hội đã tổ chức toạ đàm khoa học lần 1 với chủ đề: “Việt Nam 2016 – Nam Luật Quốc tế” tại Hà Nội nhằm điểm lại những dấu ấn đặc sắc của Luật quốc tế năm 2016, với sự tham gia của nhiều diễn giả, chuyên gia Luật quốc tế hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt có sự tham gia của Ðại sứ PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao - Thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế Liên Hợp Quốc (ILC). Nội dung buổi tọa đàm nhằm điểm lại những mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của luật pháp quốc tế trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đồng thời đánh giá chung về thành tựu của luật pháp quốc tế Việt Nam; đề cập đến các sự kiện lớn đối với giới nghiên cứu và thực hành luật pháp quốc tế trên thế giới năm 2016. Ngoài ra, tại Toạ đàm các chuyên gia cung trao đổi các thông tin bổ ích về sự kiện lần đầu tiên đại diện Việt Nam ứng cử thành công vào vị trí ủy viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên Hợp Quốc (ILC). Việc thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam cung đuợc đánh giá là sự kiện quan trọng, bắt kịp với xu huớng phát triển của các Hội Luật quốc tế của nhiều nuớc, khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, tiếng nói khoa học - pháp lý của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học pháp lý quốc tế nói chung.

        Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm chụp ảnh cùng BCH Hội Luật quốc tế Việt Nam

 

Toạ đàm Khoa học bên lề cuộc họp Ban Chấp hành lần 2 đuợc tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề: “Giải quyết tranh chấp thuong mại, đầu tư giữa các pháp nhân và cá nhân nuớc ngoài với Nhà nuớc Việt Nam”. Tọa đàm là noi quy tụ các Học giả, Hội viên đến từ các co sở đào tạo hàng đầu của Việt Nam nhu Ðại học Kinh tế TP.HCM, Ðại học Quốc gia Hà Nội, Ðại học Ngoại thuong Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Ðại học Luật Hà Nội, Ðại học Luật TP.HCM, Ðại học Kinh tế - Luật, Ðại học Mở TP.HCM hoặc hiện đang đảm nhiệm các vị trí quản lý tại các bộ, ngành và các Luật su thuong mại hàng đầu của Việt Nam đến từ YKVN, VILAF, Rajar & Tann LCT, DIMAC, NHquang, Phuớc & Partners… Tại tọa đàm, các diễn giả đã đua ra tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thuong mại, đầu tư giữa các pháp nhân và cá nhân nuớc ngoài với Nhà nuớc; đưa ra thực tiễn về vấn đề phòng tránh và giải quyết các tranh chấp thuong mại, đầu tư với các cá nhân, pháp nhân nuớc ngoài nhìn từ phía các co quan Nhà nuớc Việt Nam. Ngoài ra, các diễn giả còn bàn luận về co hội và thách thức đối với các Công ty Luật Việt Nam trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp thuong mại, đầu tư giữa cá nhân, pháp nhân nuớc ngoài với Nhà nuớc Việt Nam. Phiên thảo luận này thu hút đuợc đông đảo sự quan tâm và cho ý kiến của nhiều Hội viên đang thực hành luật tại các công ty luật tại Việt Nam.

 

              Các đại biểu tham gia toạ đàm chụp hình lưu niệm. Ảnh: Khoa Luật - UEH

 

Bên cạnh các toạ đàm khoa học, Hội Luật quốc tế Việt Nam cung đang phát triển cuốn kỷ yếu với những bài viết, bài nghiên cứu của các diễn giả đã tham gia toạ đàm nhằm xuất bản Niên giám Luật quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Hội Luật quốc tế Việt Nam cũng đang từng buớc hoàn thiện hồ sơ thành lập “Trung tâm Hoà giải thuong mại quốc tế” nhằm tạo thêm một lựa chọn cho giải quyết tranh chấp, phù hợp với quy định mới của pháp luật Việt Nam.

 

3. Hợp tác trong nuớc và quốc tế

Bên cạnh các hoạt động thuờng kỳ và khoa học, Hội Luật quốc tế Việt Nam cung đã và đang tích cực để xây dựng những mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với những co quan, tổ chức trong nuớc cung nhu nuớc ngoài.  Ngày 27 tháng 06 năm 2017, đại diện Hội Luật quốc tế Việt Nam đã có buổi gặp mặt với Bộ truởng Bộ Tư pháp và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bàn về hợp tác giữa Hội và Bộ Tư Pháp, Bộ Ngoại giao. Tại buổi gặp mặt, Bộ truởng Lê Thành Long đã góp ý và đua ra các ý kiến giúp Hội ngày càng phát triển và hoàn thiện hon đặc biệt góp ý về nội dung Toạ đàm khoa học thứ hai của Hội liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư, thuong mại giữa cá nhân, pháp nhân nuớc ngoài với Nhà nuớc Việt Nam.

Toàn cảnh buổi gặp mặt giữa đại diện Hội Luật quốc tế và Bộ truởng Bộ Tư pháp ngày 27/06/2017

 

             Buổi làm việc giữa đại diện VSIL và Thứ trưởng Bộ Tư pháp ngày 25/01/2017

              Buổi làm việc giữa đại diện VSIL và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 25/01/2017

           Buổi làm việc giữa đại diện VSIL với Lãnh đạo TANDTC ngày 25/01/2017

 

Hội cũng có buổi gặp mặt và làm việc với Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu để bàn về cơ hội hợp tác. Tại cuộc gặp Hội đã báo cáo hoạt động của Hội và khẳng định những thành công buớc đầu này có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Quốc hội. Hội Luật quốc tế luôn mong muốn đuợc hợp tác với các co quan của Quốc hội liên quan đến linh vực luật pháp quốc tế, các chuyên gia của Hội có thể đóng góp vào hoạt động của Quốc hội trong các vấn đề luật pháp quốc tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định những thành công buớc đầu của Hội là rất đáng hoan nghênh, việc thành lập Hội Luật quốc tế trong giai đoạn hiện nay đáp ứng nhu cầu cấp thiết về việc nghiên cứu, thực hành và áp dụng pháp luật quốc tế trong mọi vấn đề đời sống xã hội liên quan đến các yếu tố nuớc ngoài trong thời kỳ hội nhập. Quốc hội hoan nghênh những đóng góp của Hội, đặc biệt là những đóng góp mang tính phản biện khoa học đối với các Dự thảo Luật mà Quốc hội đang thảo luận để đảm bảo pháp luật Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn chung của pháp luật quốc tế.

 

       Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chụp hình lưu niệm cùng Ban Thuờng vụ VSIL

 

Ngoài ra, Hội còn giao lưu, hợp tác với các dự án nuớc ngoài nhu Dự án Tư pháp Thế giới (World Justice Project). Tại buổi gặp mặt, hai bên đã trao đổi về các vấn đề thuợng tôn pháp luật mà Việt Nam quan tâm, lắng nghe ý kiến của Hội về bản tổng hợp các chỉ số về thuợng tôn pháp luật tại Việt Nam năm 2016 của Dự án theo các tiêu chí: các biện pháp hạn chế quyền lực của Chính phủ, tình trạng tham nhũng, bảo vệ các quyền cơ bản, khả nang đảm bảo trật tự và an ninh, tình hình thực thi pháp luật, tư pháp dân sự và tư pháp hình sự. Ðể đạt đuợc những mục tiêu đề ra khi thành lập, trong những năm tiếp theo Hội sẽ tiếp tục tổ chức những toạ đàm, hội thảo có hiệu quả nhằm tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ hội nhập quốc tế.

Hoạt động nổi bất nhất trong năm 2018 là VSIL phối hợp với Đại học Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức vòng thi quốc gia FDI Moot và tiếp tục đồng hành với đại diện của Việt Nam trong vòng thi FDI Moot Châu Á – Thái Bình Dương và FDI Moot toàn cầu.

                         Ban giám khảo và các đội thi (Ảnh: Ban tổ chức FDI Moot)

                             Đại diện BTC và BGK cuộc thi. Ảnh: Đại học Luật TP HCM

 

Với mục đích đào tạo cử nhân luật quốc tế hội nhập có trình độ ngoại ngữ và kĩ năng tranh tụng về thương mại đầu tư quốc tế, trên cơ sở thỏa thuận với Trung tâm Nghiên cứu pháp lý quốc tế (Center for International Legal Studies - CILS), VSIL và Đại học Luật TP HCM đã tổ chức Vòng thi quốc gia của cuộc thi FDI Moot vào tháng 7/2018 tại TP.HCM dành cho sinh viên Luật của các trường Đại học trên toàn quốc. Bên cạnh đó, về lâu dài, cuộc thi đang góp phần thúc đẩy việc phát triển khoa học pháp lý quốc tế và nâng cao vị thế của một nghề cao quý - nghề Luật sư ở Việt Nam, phù hợp với mục đích hoạt động của Hội Luật quốc tế Việt Nam. VSIL đã đồng hành cùng đội thi trường Học viện Ngoại giao và Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh sau khi hai đội thi trở thành đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi FDI Moot vòng thi Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2018 được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc ngày 21-24/08/2018. Với sự hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần từ VSIL và được trang bị kiến thức chuyên sâu về Luật Đầu tư Quốc tế, đội thi Học viện Ngoại giao đã xuất sắc nằm trong Top 8 các đội dẫn đầu cuộc thi. Với thành tích này, đội thi Học viện Ngoại giao là đại diện Việt Nam đầu tiên và duy nhất được tham gia Vòng thi quốc tế được tổ chức tại Stockholm từ ngày 08-11/11/2018. Thành công và sự nỗ lực không ngừng của các em sinh viên đại diện Việt Nam trong cuộc thi FDI Moot 2018 đã là một dấu ấn đáng ghi nhận trong hoạt động của VSIL trong năm 2018.

 

  Đội thi FDI Moot 2018 HVNG tại vòng thi Châu Á - Thái Bình Dương (Ảnh: Đội thi cung cấp)

 

Ðể đạt đuợc những mục tiêu đề ra khi thành lập, trong những năm tiếp theo Hội sẽ tiếp tục tổ chức những toạ đàm, hội thảo có hiệu quả nhằm tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ hội nhập quốc tế.

 

 



Bài viết mới

Sự Kiện - Thông Tin

Điều Lệ

Hội Viên


Warning: Unknown: write failed: No space left on device (28) in Unknown on line 0

Warning: Unknown: Failed to write session data (files). Please verify that the current setting of session.save_path is correct (/var/lib/php/session) in Unknown on line 0